Dầu dừa, được chiết xuất từ cơm dừa tươi, từ lâu đã trở thành nguyên liệu quen thuộc trong đời sống người Việt. Với thành phần dồi dào vitamin E, axit béo bão hòa và các khoáng chất thiết yếu, dầu dừa mang đến vô số lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp.
CÁCH NẤU DẦU DỪA ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
NGUYÊN LIỆU
Dừa khô nạo sẵn 1 kg
Nước sôi 1 lít
DỤNG CỤ
1 cái tô
1 máy xay sinh tố
Ray lọc và vải xô
Hũ thủy tinh để đựng dầu dừa
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Bước 1
Cho dừa đã nạo vào tô sau đó cho nước sôi vào để dừa được ngấm nước sẽ thu được nhiều dầu hơn.
Bước 2
Sau đó để nguội khoảng 10 -15 phút rồi cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn tới khi hỗn hợp sánh và mịn thì dừng lại. Có thể thêm nước nếu thấy hỗn hợp đặc quá.
Bước 3
Sau khi xay xong thì cho hỗn hợp ra ray lọc hoặc vải xô để vắt.
Bước 4
Cho nước dừa vừa vắt vào túi và cho vào tủ lạnh khoảng 6 tiếng.
Bước 5
Sau 6 tiếng thì phần nước dừa sẽ tách thành 2 lớp, lớp nước trắng trong sẽ lắng xuống phía dưới, dùng kéo cắt phần này để nước dừa chảy ra.
Bước 6
Phần nước dừa trắng đục còn lại cho vào chảo và đun với lửa nhỏ, cách 5-10 phút thì đảo nhẹ 1 lần tránh vón cục.
Bước 7
Đun cho đến khi cơm dừa vàng chuyển sang màu cánh gián thì dừng lại và cho ra ray hoặc vải xô để lọc lấy dầu.
NHẬN BIẾT DẦU DỪA BỊ HƯ HỎNG
Những dấu hiệu hư hỏng sau đây có thể cho biết dầu dừa tự làm của bạn có bị hỏng hay không:
Đổi màu: Cách làm dầu dừa tại nhà sẽ cho thành phẩm có màu trắng nhạt. Nếu dầu dừa của bạn bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây, có bất kỳ đốm dầu sẫm màu nào hoặc có dấu hiệu bị mốc bạn đừng sử dụng nhé!
Mùi hương: Dầu dừa có mùi thơm dễ chịu tự nhiên của dừa hoặc mùi hương trung tính. Dầu dừa ôi thiu sẽ có mùi chua hoặc đắng.
Kết cấu: Dầu dừa sẽ ở dạng lỏng hoặc dạng đặc tùy thuộc vào cách làm dầu dừa của bạn và cách bạn bảo quản (ở nhiệt độ phòng hay trong tủ lạnh). Tuy nhiên, nếu kết cấu của dầu trở nên đặc quánh, với kết cấu không nhất quán, giống như kem đông đặc. Đây đều là dấu hiệu cho thấy dầu dừa sắp bị hỏng.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI BẢO QUẢN DẦU DỪA
Nên đựng dầu dừa trong hũ hoặc lọ thủy thủy tinh có miệng lớn để dễ dàng lấy ra sử dụng.
Dầu dừa nguyên chất cần được bảo quản trong tủ lạnh. Không được bỏ dầu dừa vào ngăn đá. Nhiệt độ bảo quản thích hợp từ 1 đến 8 độ C.
Ngoài ra, có thể bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ phòng nhưng thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn. Chỉ cần để dầu dừa ở nhà bếp cho tiện sử dụng và tránh hơi nóng và lửa đun.
Khi sử dụng dầu dừa nếu có bị rớt ra ngoài thì bạn cần phải dùng khăn lau sạch hết chỗ dầu dừa bị rớt ra để tránh trường hợp dầu dừa rớt ra ngoài bị oxi hóa dính vào dầu dừa bên trong khi lấy dầu dừa sử dụng những lần tiếp theo.
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Nên uống dầu dừa vào lúc nào?
Nên uống dầu dừa vào buổi sáng, trước khi ăn sáng hoặc trước khi tập thể dục.
2. Ai không nên sử dụng dầu dừa?
- Người có da nhờn, dễ nổi mụn.
- Người dị ứng với dầu dừa.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
3. Dầu dừa có gây hại cho sức khỏe không?
Sử dụng dầu dừa đúng cách và với lượng vừa phải sẽ không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều dầu dừa có thể dẫn đến một số tác hại như:
- Tăng cân.
- Gây rối loạn tiêu hóa.
- Tăng cholesterol xấu trong máu.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, mặc dù dầu dừa có thể mang lại cho bạn một làn da đẹp, nhưng không có bằng chứng khoa học nào đủ mạnh mẽ để chứng minh lợi ích sức khỏe đến từ việc ăn dầu dừa.
Nếu bạn thích hương vị của dầu dừa, bạn có thể thêm chúng vào các món ăn nhưng chỉ với một số lượng nhỏ và không nên dùng quá thường xuyên. Vì chỉ cần 2 muỗng canh dầu dừa có thể chứa nhiều hơn lượng tiêu thụ tham khảo (khoảng 20g chất béo bão hòa) cho một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh mỗi ngày.